Bản vẽ xây dựng rất quan trọng và là một phần không thể thiếu khi xây dựng một công trình mới. Vậy bản vẽ xây dựng là gì? Bản vẽ xây dựng gồm những loại gì? Cách đọc bản vẽ xây dựng có khó không? Hãy cùng Hoàng Gia Group tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bản vẽ xây dựng là gì?
Bản vẽ xây dựng là thuật ngữ chuyên ngành để chỉ các bản vẽ phác họa công trình xây dựng theo các mặt như: mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của công trình. Từ đó khách hàng và nhà thầu, người xây dựng có thể hình dung được khái quát công trình đó trên thực tế. Đặc biệt, việc có bản vẽ xây dựng sẽ giúp cho giám sát và thợ xây dựng trong quá trình thi công, hạn chế được sự sai sót và nhầm lẫn.
Ngoài ra, bản vẽ xây dựng còn thể hiện một số thông tin xây dựng, tạo thành một bản cam kết giữa bên thiết kế với khách hàng.

Phân biệt các loại bản vẽ xây dựng
Bản vẽ phối cảnh
Bản vẽ phối cảnh là bản vẽ cho ta thấy được tổng quan về công trình sau khi hoàn thiện dưới dạng 3D – Không gian 3 chiều. Qua đó, ta có thể dễ dàng thấy được đặc điểm cơ bản về công trình.
Bản vẽ mặt đứng
Bản vẽ thể hiện hình dáng bên ngoài công trình hiển thị chiều cao công trình, kích thước các phần cấu tạo nên công trình như: cửa chính, cửa sổ. Qua bản vẽ mặt đứng giúp bạn hình dung được các phần của công trình.

Bản vẽ mặt bằng
Đây là bản vẽ được chiếu theo phương nằm ngang, vuông góc khi nhìn từ trên cao xuống, song song với mặt đất hoặc mặt sàn của từng công trình. Bản vẽ mặt bằng thể hiện mặt bằng tổng thể, mặt bằng từng không gian phòng.

Bản vẽ mặt cắt
Bản vẽ mặt cắt thể hiện phần nhìn thấy một không gian theo chiều thẳng đứng. Việc xem bản vẽ mặt cắt sẽ nhìn rõ được khoảng không gian bên trong công trình. Nhìn vào bản vẽ ta có thể thấy được các thông số bao gồm chiều cao, vị trí cửa, cầu thang,…

Cách đọc bản vẽ xây dựng
Bước 1: Bạn cần xem bản vẽ mặt bằng tổng thể, đọc mặt bằng các tầng từ tầng hầm, tầng 1 đến tầng cao nhất, cách bố trí các phòng và hướng đi trong nhà. Đọc phần này để xem mối liên hệ giữa các phòng trong nhà, xem kỹ công năng từng phòng như phòng khách, phòng bếp ăn, phòng ngủ,…
Bước 2: Xem phối cảnh kiến trúc để biết tổng quan công trình sau khi hoàn thiện. Ở bước này, bạn có thể xem thông qua mặt đứng. Mặt đứng chính là hình chiếu vuông góc, thể hiện hình dáng bên ngoài của công trình, thể hiện vẻ đẹp, tỉ lệ kích thước từng bộ phận của công trình.
Bước 3: Đọc bản vẽ xây dựng phần kết cấu. Ở bước này, bạn cần sử dụng các mặt cắt ở vị trí khác nhau để tính được các thông số. Các bản vẽ đó là:
- Bản vẽ thép móng
- Bản vẽ dầm sàn
- Bản vẽ thép cột
- Bản vẽ chi tiết kết cấu tum tròn, cầu thang, mi cửa,…
Tầm quan trọng của bản vẽ xây dựng
Bản vẽ xây dựng rất quan trọng khi tiến hành xây công trình mới. Cụ thể:
– Bản vẽ xây dựng biểu diễn các thiết kế một cách trực quan. Có bản vẽ xây dựng bạn sẽ dễ dàng hỏi và trao đổi với kiến trúc sư các vấn đề phát sinh. Nếu có thay đổi hoặc điều chỉnh cũng sẽ tiện hơn, tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên.
– Bản vẽ xây dựng giúp kiểm tra quá trình thực hiện dễ dàng. Hiểu được cách đọc bản vẽ xây dựng, giúp chủ nhà và giám sát viên có thể dễ dàng quan sát, theo dõi quá trình thi công tốt hơn. Nếu có sai sót sẽ dễ dàng điều chỉnh trong quá trình làm việc.
– Bản vẽ xây dựng hỗ trợ lập dự trù ngân sách, tài chính xây dựng. Bản vẽ xây dựng sẽ bao gồm các thông số kỹ thuật, diện tích sàn, qua đó ta có thể tính được khối lượng vật tư cần sử dụng cho công trình. Từ đó, chủ nhà có thể dễ dàng tính được khoảng chi phí cần thiết, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để xây công trình theo kế hoạch đã đề ra.
Quy ước trong bản vẽ xây dựng
Quy ước về nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Quy ước về cách ghi kích thước trong bản vẽ xây dựng
Kích thước ghi trên bản vẽ chính là kích thước thật của vật thể, không bị phụ thuộc vào tỷ lệ của bản vẽ biểu diễn.

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu vật liệu xây dựng

Ký hiệu đồ nội thất

Trên đây, Hoàng Gia Group đã giúp bạn tìm hiểu về bản vẽ xây dựng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều tham khảo bổ ích trong quá trình xây dựng ngôi nhà của mình.
Xem thêm: 8 điều cần cân nhắc khi chọn vật liệu xây dựng cho biệt thự