Bàn thờ gia tiên là nơi trang nghiêm, ấm cúng và là phần không thể thiếu của mỗi gia đình người Việt. Nơi đây thể hiện lòng thành của con cháu với tổ tiên, sự biết ơn với thế hệ cha ông đã khuất. Bởi vậy, coi trọng và hiểu biết đúng về cách đặt bàn thờ sẽ mang đến sự an lành, hòa thuận trong gia đình, giúp gia chủ hành thông đường tài lộc và rộng mở đường công danh, đem lại may mắn hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này, do vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Cách chọn vị trí đặt bàn thờ gia tiên theo phong thuỷ

Ngày nay, nhiều người loay hoay tìm hiểu để nghiên cứu hướng đặt bàn thờ sao cho phong thuỷ nhất, nhưng lại bối rối trước rất nhiều thắc mắc. Phong thuỷ đặt bàn thờ cần vị trí trang nghiêm, thanh tịnh, không u tối hay ồn ào. Người ta thường đặt hướng bàn thờ phù hợp với mệnh của gia chủ (người trụ cột trong gia đình) như sau: 

– Mệnh Đông tứ trạch thì chọn đặt bàn thờ các hướng: Khảm, Tốn, Chấn, Ly. 

– Mệnh Tây tứ trạch thì chọn đặt bàn thờ các hướng: Đoài, Càn, Cấn, Khôn. 

Ngoài ra, để bàn thờ có vị trí tốt và mang lại tài lộc thịnh vượng nhất, gia chủ cần chú ý hướng đặt bàn thờ cần phù hợp với tuổi tác của gia chủ theo phong thuỷ. 

– Đối với những người người mệnh Thủy, Mộc, Hỏa: hướng tương hợp là hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc.

– Đối với những người mệnh Thổ và Kim: hướng tương hợp là hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

cach-dat-ban-tho-theo-phong-thuy-hut-tai-loc-may-man-cho-gia-dinh.3
Chọn vị trí đặt bàn thờ gia tiên theo phong thuỷ

Xem thêm: Hướng giường ngủ trùng hướng nhà có tốt không? Làm sao để hợp phong thuỷ

Cách chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên theo tuổi gia chủ

Để mang lại nhiều tài lộc, khí vượng tốt, chúng ta cũng cần phải xem xét kỹ đến chuyện đặt bàn thờ gia tiên theo hướng hợp với tuổi của gia chủ. Kết hợp các kiến thức về ngũ hành trong phong thuỷ, người ta đúc kết và vận dụng để chọn ra hướng bàn thờ phù hợp với từng con giáp, tránh các hướng tương khắc và mang lại sức khoẻ, thành công và duy trì các mối quan hệ thuận hoà. Từ đó, đưa ra một số lời khuyên về cách xác định hướng bàn thờ phù hợp theo tuổi của gia chủ như sau:

  • Tuổi Tí : hướng Bắc, Đông, Nam, Đông Nam
  • Tuổi Sửu: hướng Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc
  • Tuổi Dần: hướng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây, Tây Nam
  • Tuổi Mão: hướng Đông Nam, Nam, Đông, Bắc
  • Tuổi Thìn: hướng Nam, Đông Nam, Bắc, Đông
  • Tuổi Tỵ: hướng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây, Tây Nam
  • Tuổi Ngọ: hướng Đông Nam, Nam, Đông, Bắc
  • Tuổi Mùi: hướng Đông, Bắc, Đông Nam, Nam
  • Tuổi Thân: hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Đông Bắc
  • Tuổi Dậu: hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây
  • Tuổi Tuất: hướng Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc
  • Tuổi Hợi: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây, Tây Nam

Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ

Ngoài việc cân nhắc về hướng bàn thờ, ta cần lưu ý đến các những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ gia tiên, để tránh mắc khỏi sai lầm, mang lại vận khí không tốt cho gia đình. 

Tránh đặt bàn thờ ngược hướng nhà

Điều này cần tránh ở trong phong thuỷ bởi lẽ khi xây nhà gia chủ thường đã chọn hướng nhà kĩ lưỡng cho phù hợp với tuổi, mệnh của mình, nên nếu đặt bàn thờ ngược hướng nhà có thể làm hoà khí trong gia đình bị tổn hại, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc không có con cái nối dõi. 

Tránh kê bàn thờ có hướng trực tiếp với cửa ra vào

Theo phong thuỷ, cần tránh đặt bàn thờ trực tiếp đối diện hướng cửa ra vào sẽ làm mất vượng khí, khiến gia chủ mất đi vận may mắn. Trong hoàn cảnh diện tích nhà không cho phép và buộc phải đặt như vậy thì bạn nên đặt thêm rèm che trước và hai bên bàn thờ. 

Tránh kê bàn thờ ở gần nhà tắm, nhà vệ sinh

Nhà tắm, nhà vệ sinh luôn được coi là những nơi không sạch sẽ, chứa chất ô uế và các luồng khí xấu. Vị trí này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tài lộc của chủ nhà nếu không được bố trí phù hợp. Trong khi đó, bàn thờ gia tiên là nơi tuyệt đối trang nghiêm, thanh tịnh và sạch sẽ, vậy nên cần kiêng kê bàn thờ ở gần các vị trí này.

Không đặt bàn thờ ở lối đi lại

Lối đi lại là nơi nhiều người ra vào, tạo ra các tiếng ồn khó chịu, có thể mang lại vận xấu cho gia chủ. Vì vậy, nếu đặt bàn thờ gần đây sẽ làm mất đi tính thiêng liêng vốn có của nơi thờ tự, sa sút may mắn, tài lộc. 

Luôn giữ cho bàn thờ sạch sẽ, thông thoáng

Vốn dĩ nơi ở đã luôn cần giữ sạch sẽ, thông thoáng, nhưng đặc biệt với nơi thờ cúng, bạn càng cần phải thường xuyên lau dọn sạch sẽ, thoáng mát và ấm cúng. Đồng thời, dưới bàn thờ chúng ta kiêng không đặt đồ điện hay bể cá cảnh, tránh không đặt bàn thờ trên nóc tủ và không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

Luôn giữ cho bàn thờ sạch sẽ, thông thoáng
Luôn giữ cho bàn thờ sạch sẽ, thông thoáng

Cách bài trí bàn thờ phù hợp

Sau khi đã chọn được vị trí tốt cho bàn thờ, chúng ta còn cần phải biết cách bày trí bàn thờ sao cho phù hợp nhất với gia đình. Thực tế thì nơi thờ tự không cần phải quá cầu kỳ, hoa mỹ hay phô trương. Mỗi gia đình phải phụ thuộc vào điều kiện, gia cảnh và nề nếp của nhà mình mà bày trí cho hợp lý. Còn theo cha ông ta từ xưa, một bàn thờ tổ tiên đầy đủ sẽ gồm các vật dụng sau: Bàn thờ, khám thờ – ngai thờ, ảnh thờ, bát hương, đèn thái cực – đèn lưỡng nghi, lọ hoa – mâm quả, bộ đỉnh hương, kỷ chén, hoành phi – câu đối. 

Bàn thờ

Không gian thờ cần thể hiện sự tôn nghiêm và ấm cúng, do vậy nên lựa chọn màu sơn thâm trầm như: nâu, vàng kem, màu gỗ,.. Những bức sơn màu của hoành phi, câu đối, sơn son thếp vàng cũng tương tự như vậy. 

Khám thờ – Ngai thờ

Khám thờ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời. Thông thường, khám thờ sẽ làm bằng gỗ và chạm khắc các hoa văn cầu kỳ, tinh xảo và được đặt ở vị trí trong cùng, sát với tường. Còn ngai thờ là phần thay thế cho khám thờ, nhỏ gọn hơn và bên trong ngai chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên đã khuất.

Ảnh thờ

Hình ảnh thờ cần trang trọng, khung ảnh vừa phải, sẽ đặt theo hướng tính từ phía bàn thờ nhìn ra với quy tắc nam phía bên trái, nữ thì đặt phía bên phải.

Bát hương

Bát hương là vật dụng không thể thiếu ở bàn thờ dùng để cắm nhang cúng bái. Người ta sẽ chọn số lượng bát hương là các sổ lẻ, điển hình thường thấy ở các gia đình là có 3 bát hương. Đối với các gia đình với không gian thờ nhỏ hơn có thể chọn sử dụng 1 bát hương.

Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi

Đèn thái cực thường bạn cần đặt ở chính giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Theo quan niệm, đèn này luôn cần phải sáng trong không gian thờ, do đó ngày nay bạn có thể thay thế đèn dầu bằng đèn điện. Cũng theo phong thuỷ, đèn thái cực phải đi kèm đèn lưỡng nghi, nên nếu đã có thái cực, bạn cần phải chuẩn bị thêm đèn lưỡng nghi để bày trí trên bàn thờ. 

Đèn thái cực - Đèn lưỡng nghi
Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi

Lọ hoa – Mâm quả

Bạn nên đặt lọ hoa phía bên trái còn mâm quả thì bên phải bàn thờ tính từ trong nhìn ra, làm như vậy sẽ đón được khí vận tốt lành theo phong thuỷ từ xưa.

Bộ đỉnh hương

Ngày nay thông thường bộ đỉnh đồng gồm một đỉnh đồng lư hương, hai chân nến thì gọi là bộ đỉnh đồng tam sự, còn nếu thêm 2 con hạc đặt hai bên gọi là bộ ngũ sự. Bộ đỉnh hương giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, lễ nghi và trang nghiêm hơn. 

Kỷ chén 

Kỷ chén là vật dụng đựng nước sạch hoặc rượu, thể hiện lòng thành tâm của gia chủ, hơn nữa kỷ chén còn tượng trưng cho sự bền lâu và vững chắc của gia đình. Tương tự như việc chọn số bát hương, theo phong tục từ xa xưa của người Việt, ta sẽ dùng các số lẻ, là bộ kỷ 3 chén hoặc bộ kỷ 5 chén để bày trí.

Hoành phi – Câu đối

Hoành phi là vật dụng trang trí đặt nằm ngang trong gian thờ tự (“hoành” là ngang, “phi” mang nghĩa phô bày). Còn câu đối sẽ đặt song song phía hai bên của hoành phi. Thông thường, trên hai vật dụng này sẽ khắc những câu đối hay và ý nghĩa, với mong muốn đem lại bình an, tài lộc cho gia đình. Bạn nên chọn sử dụng hoành phi câu đối bằng gỗ hoặc đồng tuỳ thuộc theo gia đình, kích cỡ cần phù hợp với bàn thờ, cần cân đối, tránh quá to hoặc quá nhỏ. 

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về cách lựa chọn vị trí bàn thờ sao cho phù hợp nhất, giúp đem lại may mắn cũng như vận khí tài lộc tới cho gia chủ. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc các kiến thức bổ ích về bày trí bàn thờ sao cho hợp phong thuỷ. 

5/5 - (4 votes)

Nội dung liên quan

22bt03-biet-thu-2-tang-1-tum-1
Thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2203 ở Thạch Thất, Hà Nội
22bt02-2-biet-thu-3-tang-1
Thiết kế kiến trúc biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2202 ở Văn Phú, Hà Đông
04
Thiết kế biệt thự lâu đài cổ điển 3 tầng 1 tum tại Ba Vì - BT2201
Phối cảnh mặt tiền 1
Thiết kế trọn gói biệt thự tân cổ điển BT02115 Vĩnh Yên
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-bt02104.3.jpg
Thiết kế kiến trúc biệt thự dinh thự cổ điển 3 tầng BT02104 Hạ Long
Phối cảnh biệt thự chính diện
Thiết kế kiến trúc biệt thự tân cổ điển BT2104
Toàn cảnh biệt thự nhìn từ chính diện chếch trái
Thiết kế kiến trúc biệt thự hiện đại 3 tầng 300m2 BT02107B – Cẩm Phả
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-300m2-bt02117.3
Thiết kế kiến trúc biệt thự cổ điển 3 tầng 300m2 BT02117 Phú Thọ

Yêu cầu gọi lại