Nhà tiền chế là một cụm từ khá phổ biến ở nước ngoài bởi những ưu điểm vượt trội so với nhà bê tông cốt thép truyền thống. Ở Việt Nam thì loại nhà này còn khá mới mẻ vậy nên vẫn còn nhiều người chưa biết đến khái niệm nhà tiền chế. Bạn có thắc mắc về mẫu nhà tiền chế và những đặc điểm của nó có gì vượt trội so với nhà truyền thống? Vậy thì bạn đã tìm đến đúng chỗ rồi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Nhà tiền chế là gì?

Khái niệm nhà tiền chế

Chỉ cần đọc tên, chưa cần phân tích sâu định nghĩa, chắc hẳn bạn cũng đã đoán được nhà tiền chế là loại nhà đã được thiết kế trước một số phần. Vậy nhà tiền chế thực chất là gì?

nha-tien-che
Ảnh minh họa nhà tiền chế

Nhà tiền chế (hay còn là nhà thép tiền chế với tên tiếng anh là Pre-engineered Buildings) là loại công trình có cấu kiện được chế tạo và sản xuất tại nhà máy từ trước theo như bản vẽ. Sau đó, các cấu kiện được chuyển tới nơi xây dựng và được hoàn thiện lắp đặt ngay tại công trình. Quá trình xây dựng nhà tiền chế gồm 3 giai đoạn là thiết kế, thi công và xây dựng.

Xem thêm: 30 Mẫu nhà tiền chế dưới 100 triệu đẹp, hiện đại, tiện nghi

Kết cấu nhà tiền chế

Một ngôi nhà tiền chế có kết cấu khác so với nhà truyền thống bao gồm kết cấu chính và kết cấu phụ.

khung-nha-tien-che
Kết cấu được phác họa của nhà tiền chế
  1. Kết cấu chính

Kết cấu chính gồm các bộ phận cấu tạo nên bộ phận quan trọng có thể chịu được trọng lực của ngôi nhà. Để ngôi nhà vững chắc và bền thì móng và khung nhà tiền chế là 2 yếu tố chính quyết định. Móng được sử dụng có thể là móng đơn, băng hay móng bè tùy vào công trình.

Khung nhà được làm từ cột, kèo, dầm nên phải có cấu tiện, chiều cao… phù hợp.

  1. Kết cấu phụ

Kết cấu phụ giúp căn nhà hoàn thiện hơn bên cạnh kết cấu chính. Một số thứ không thể bỏ qua như:

  • xà, thanh chống định, giằng
  • vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, sàn
  • vật liệu tôn, tấm xi măng, lót sàn,…

Xem thêm: 27 Mẫu nhà 2 tầng đẹp giá 700 triệu hiện đại, tiện nghi

Tại sao nên chọn nhà tiền chế

Ưu điểm của nhà tiền chế

  1. Tiết kiệm chi phí

Giá cho mỗi m2 có thể thấp hơn 25% so với các tòa nhà thép thông thường. Chi phí xây dựng tại chỗ thấp vì thời gian xây dựng nhanh hơn và dễ dàng hơn.

  1. Tiết kiệm thời gian

Các cấu kiện được lắp ráp và chế tạo ngay  tại nhà máy với kích thước và số lượng được xác định dựa trên bản vẽ kĩ thuật. Sau đó, các cấu kiện được lắp ráp bằng bu-lông tại công trình. Vì vậy, thời gian thi công được đẩy nhanh, quá trình xây dựng nhanh chóng, đơn giản và an toàn hơn.

uu-diem
Nhà tiền chế có đặc trưng là thiết kế linh hoạt
  1. Linh hoạt

Nhà tiền chế chính vì có nguyên vật liệu đã được tiền chế trong nhà máy nên rất linh hoạt trong mọi yêu cầu thiết kế, dễ dàng mở rộng phạm vi và đồng bộ cao với chi phí vận chuyển thấp. Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt trong việc tạo hình, kéo uốn khung sắt.

  1. Thân thiện với môi trường

Ngày nay, các tòa nhà tiền chế là giải pháp xanh cho môi trường trong việc giảm lượng khí thải CO2, nâng cao hiệu suất năng lượng và có khả năng tái chế.

  1. Công trình đa năng

Đối với những công trình lớn, cần nhiều thời gian xây dựng và cần tính nhanh thì không thể bỏ qua kiểu nhà này. Bởi nhà tiền chế phù hợp với nhiều mục đích sử dụng như công nghiệp, thương mại, dân dụng… Nó thường rất phù hợp cho những công trình có tính linh hoạt như quán cafe, trà sữa, nhà hàng,…

uu-diem-2
Nhà tiền chế còn hạn chế bụi bẩn do quá trình xây dựng nhanh hơn nhà truyền thống

Nhược điểm của nhà tiền chế

  1. Kháng lửa thấp

Thép sẽ chảy thành nhựa khi bị đổ ở nhiệt độ 500-600 độ C từ đó làm giảm độ bền của công trình, khiến công trình có thể bị sụp đổ. Ngày nay, các công ty tiên tiến đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

  1. Dễ ăn mòn

Để bảo vệ công trình, các khung thép cần được đúc sẵn và được sơn ở bên ngoài để gia tăng tính thẩm mỹ nên dễ bị ăn mòn và gỉ. Đối với môi trường nắng nóng thì nhà tiền chế không phải lựa chọn hoàn hảo.

  1. Chi phí bảo dưỡng cao

Nhà tiền chế có độ linh hoạt cao nhưng song song với đó thì cần thường xuyên được bảo dưỡng định kỳ. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của nhà tiền chế trong ứng dụng xây nhà dân dụng.

ri-thep-xay-dung
Thép xây dựng sẽ bị rỉ nếu không được bảo dưỡng

Tuy nhiên, những nhược điểm trên đã được khắc phục nhờ công nghệ mới. Ví dụ như khả năng chịu lửa thì có thể bọ thêm lớp chịu lửa, dễ bị ăn mòn thì có thể mạ gang, nhôm…

Tính chi phí xây nhà tiền chế

Dưới đây là cách tính chi phí xây dựng mẫu nhà tiền chế mà bạn có thể tham khảo. Tùy thuộc vào loại vật liệu, địa điểm, nhà thầu khác nhau mà chi phí sẽ chênh lệch thấp hơn hoặc cao hơn so với bảng thống kê này.

Công thức tính: Tổng diện tích + đơn giá xây dựng

– Chi phí xây nhà thô có mức giá 2.200.000 – 3.000.000 đồng.

– Chi phí xây nhà trọn gói với vật tư trung bình dao động trong khoảng 5.000.000 – 6.000.000 đồng/m2.

– Chi phí xây nhà trọn gói với vật tư khá có mức giá 6.000.000 – 7.000.000 đồng/m2.

– Chi phí xây nhà trọn gói với vật tư chất lượng tốt có giá từ 7.000.000 đồng/m2 trở lên.

– Đã có sàn bê tông sẵn mà chỉ mở rộng quy mô xưởng có mức giá từ 600.000 – 1.100.000 đồng/m2.

Tổng hợp các mẫu nhà tiền chế đẹp – độc – lạ

Nhà tiền chế cấp 4

Nhà tiền chế cấp 4 là mẫu nhà phổ biến, thường được xây dựng ở nơi đất rộng, chi phí xây dựng hợp lý và phù hợp với nhiều gia đình. Nhà thép tiền chế cấp 4 được tạo ra với sự tối ưu hóa chi phí thi công và xây dựng. Tuy có cấu trúc chắc chắn và chống điều kiện môi trường khắc nghiệt nhưng lại dễ tháo lắp và di chuyển.

mau-nha-tien-che-cap-4-dep
Nhà cấp 4 đơn giản

Nhà cấp 4 thường được lắp dựng bằng tấm panel, tôn xốp có đặc tính cách âm, cách nhiệt. Hiện nay những mẫu nhà tiền chế cấp 4 rất đa dạng, có thể đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của khách hàng.

xay-dung-nha-tien-che-cap-4
Nhà tiền chế cấp 4 đẹp hiện đại

Nhà tiền chế 2 tầng

nha-tien-che-2-tang
Nhà tiền chế 2 tầng độc đáo với hệ thống đèn vàng ấm cúng

Kết cấu nhà tầng khá phổ biến không chỉ với nhà ở dân dụng mà còn với công trình công cộng như trường học, siêu thị… Nhà 2, 3 hay nhiều tầng có điểm chung là khung thép trụ được lắp đặt theo bản vẽ nhà tiền chế cao tầng có sẵn.

nha-thep-tien-che-2-tang
Mẫu nhà 2 tầng cho gia đình nhỏ

Nhà tiền chế 1 mái

Là những loại nhà được xây dựng với loại khung kèo có mái dốc chỉ theo một hướng như hình vẽ dưới đây:

Thi-cong-nha-tien-che-1-mai
Thi công nhà tiền chế 1 mái không khó

Nhà tiền chế 1 mái phù hợp với những công trình có độ rộng dưới 12 mét và thường được chủ thầu lựa chọn khi hệ thống thoát nước của tòa chỉ nằm dọc theo một vách tường, góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư.

Nhà tiền chế 2 mái

nha-tien-che-2-mai
Mẫu nhà đơn giản với thiết kế 2 mái

Thiết kế nhà tiền chế 2 mái là thiết kế thường thấy nhất không chỉ đối với nhà thép tiền chế mà còn với nhà bê tông cốt thép, nhà gỗ truyền thống, xưởng, nhà máy… Mẫu nhà tiền chế 2 mái thường được biết đến với nhiều ứng dụng như nhà xưởng tiền chế, nhà máy tiền chế, nhà tiền chế dân dụng.

Nhà tiền chế gác lửng

tien-che-gac-lung
Hầu hết các nhà máy đều sử dụng gác lửng

Nhà máy tiền chế có gác lửng hay sử dụng sàn liên hợp Mezzanine, hoặc còn gọi là sàn liên hợp thép – bê tông cốt thép. Mezzanine là loại sàn có trọng lượng nhẹ, thời gian thi công nhanh chóng và không đòi hỏi sử dụng cốp pha như sàn bê tông truyền thống

Nhà tiền chế dân dụng

Ngoài ra có rất nhiều mẫu nhà dân dụng độc lạ khác. Dù sử dụng vật liệu giá rẻ và thi công nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng như nhà truyền thống. Xin mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những mẫu nhà dưới đây.

Nhà tiền chế với thiết kế 2 tầng độc đáo ở nông thôn
Nhà tiền chế với thiết kế 2 tầng độc đáo ở nông thôn
nha-tien-che-co-san
Mẫu nhà tiền chế có sân rộng để xe của chủ nhà
uu-nhuoc-diem-nha-tien-che
Nhà tiền chế 2 tầng có ban công
mau-nha-chu-L
Kiểu nhà tiền chế chữ L xây mặt phố
nha-am-cung
Nhà bạn có thể tận dụng khoảng sân ngay cạnh làm nơi sinh hoạt chung
nhà vườn bằng thép tiền chế
Kiểu nhà tiền chế xây dựng ở nông thôn dân dã
tup-leu
Thiết kế làm căn nhà giống như một căn lều khu cắm trại vô cùng sáng tạo
tach-mai
Nhà tiền chế với không gian mở và thiết kế mái tách đôi đặc biệt
mau-nha-thep-dan-dung-dep-2
Nhà thép có sân vườn rộng rãi và không gian mở
nha-tien-che-chogiadinhtre
Nhà tiền chế cho gia đình trẻ
nha-cung-nong-thon
Cửa kính to và trong suốt giúp căn nhà đón được nhiều ánh sáng
mau-nha-khung-thep-tien-che-2-tang-hien-dai
Nhà khung thép màu đen tuyền huyền bí
mau-thiet-ke-nha-nghi-khung-thep
Thiết kế theo kiểu nhà nghỉ khung thép chống rỉ

Lời kết

Nhà tiền chế khắc phục được hết nhược điểm của loại nhà truyền thống nhưng lại không bền vững và phải bảo trì lâu dài. Vì vậy, việc lựa chọn có nên xây hay không phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của gia chủ. Trên đây là những thông tin hữu ích về nhà tiền chế, hy vọng bạn đọc sẽ có được căn nhà tiền chế mà mình mong muốn.

5/5 - (1 vote)

Nội dung liên quan

22bt03-biet-thu-2-tang-1-tum-1
Thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2203 ở Thạch Thất, Hà Nội
22bt02-2-biet-thu-3-tang-1
Thiết kế kiến trúc biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2202 ở Văn Phú, Hà Đông
04
Thiết kế biệt thự lâu đài cổ điển 3 tầng 1 tum tại Ba Vì - BT2201
Phối cảnh mặt tiền 1
Thiết kế trọn gói biệt thự tân cổ điển BT02115 Vĩnh Yên
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-bt02104.3.jpg
Thiết kế kiến trúc biệt thự dinh thự cổ điển 3 tầng BT02104 Hạ Long
Phối cảnh biệt thự chính diện
Thiết kế kiến trúc biệt thự tân cổ điển BT2104
Toàn cảnh biệt thự nhìn từ chính diện chếch trái
Thiết kế kiến trúc biệt thự hiện đại 3 tầng 300m2 BT02107B – Cẩm Phả
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-300m2-bt02117.3
Thiết kế kiến trúc biệt thự cổ điển 3 tầng 300m2 BT02117 Phú Thọ

Yêu cầu gọi lại