QUY TRÌNH THIẾT KẾ

Thiết kế nhà trọn gói – các bước thiết kế nhà đẹp

Thiết kế nhà là dịch vụ thiết kế công trình nhà ở hoặc nhà dịch vụ, được thực kiện bởi công ty kiến trúc xây dựng. Thiết kế là công việc cần thiết đối với các dự án từ dạng nhà ở gia đình như nhà phố, biệt thự, lâu đài tới các tòa nhà dịch vụ khách sạn, văn phòng. Một phần là bởi các yêu cầu về kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như những yêu cầu từ pháp luật. Một phần khác lớn hơn là do nhu cầu về tính thẩm mỹ, tính tiện dụng ngày càng cao đến từ các chủ đầu tư.. Bài đăng này sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quan về thiết kế nhà trọn gói và chi tiết các bước thực hiện. Mời quý vị cùng theo dõi.

1. Thu thập thông tin phục vụ thiết kế nhà

1.1. Gặp gỡ chủ đầu tư
  • Gặp trực tiếp để có thông tin chính xác, tránh hiểu lầm.
  • Mục đích: trao đổi thông tin về nhu cầu thiết kế nhà.
1.2. Nắm bắt các nhu cầu thiết kế
  • Nhu cầu của chủ đầu tư về quy mô và dạng công trình (biệt thự, nhà phố, khách sạn…).
  • Nhu cầu của chủ đầu tư về chức năng cơ bản (phòng khách, bếp, ngủ…).
  • Nhu cầu của chủ đầu tư về chức năng mở rộng (bể bơi, sân vườn, giải trí…).
  • Nhu cầu của chủ đầu tư về phong cách kiến trúc, nội thất.
  • Các yêu cầu khác (như hình khối kiến trúc phải theo quy định chung của khu đô thị).
1.3. Khảo sát hiện trạng
  • Thu thập thông tin về mặt bằng hiện trạng và các hồ sơ liên quan.
  • Trực tiếp đến thăm hiện trạng, đo đạc và ghi lại hình ảnh thực tế.

2. Lên phương án thiết kế

Phương án thiết kế cần thể hiện đầy đủ các thông tin sau:

2.1. Mặt bằng thiết kế

Là phần đất sử dụng để xây dựng công trình sau này. Với những mảnh đất rộng thường sẽ không xây hết đất. Khoảng đất trống sử dụng làm sân vườn, tiểu cảnh và thông gió cho các tầng phía trên.

2.2. Số tầng thiết kế

Số tầng là thuật ngữ, chỉ số mặt bằng sinh hoạt ở các cốt cao độ khác nhau trong nhà. Thông thường các tầng công trình cách nhau từ 3.3m đến 3.9m, tuỳ vào mục đích sử dụng mặt bằng. Đi lên các tầng phía trên nhờ thang bộ hoặc thang máy.

2.3. Các phòng chức năng cơ bản

Xác định những phòng sẽ có trong công trình và diện tích phòng, dựa vào kích thước đồ đạc theo nhu cầu của chủ đầu tư và yêu cầu kỹ thuật. Các phòng chức năng cơ bản cần có trong gia đình người Việt truyền thống là:

  • Phòng khách.
  • Phòng bếp và ăn.
  • Phòng thờ.
  • Phòng ngủ.
  • Phòng tắm và vệ sinh.
2.4. Các phòng chức năng mở rộng

Các phòng chức năng mở rộng là các phòng phục vụ nhu cầu làm việc, giải trí trong công trình như:

  • Phòng làm việc, đọc sách.
  • Phòng xem phim.
  • Phòng hát karaoke.
  • Phòng tập thể thao.
  • Hầm rượu.
2.5. Các chức năng mở rộng khác
  • Bể bơi trong nhà hoặc ngoài trời.
  • Sân vườn phục vụ vui chơi và trồng cây xanh.

thiet-ke-tron-goi-biet-thu-tan-co-dien-ha-noi-bt1611.4

2.6. Phong cách thiết kế

Dựa trên nhu cầu và sở thích của chủ đầu tư, kiến trúc sư lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp. Có 3 kiểu phong cách chính là:

  • Phong cách cổ điển.
  • Phong cách tân cổ điển.
  • Phong cách hiện đại.

Mô tả về các phong cách thiết kế, mời quý vị xem mục 3.1, ở phần tiếp theo của bài viết.

2.7. Kết quả cần có của phương án thiết kế cho từng công trình là:
  • Ảnh phối cảnh 3d thể hiện hình khối kiến trúc mặt tiền công trình.
  • Mặt bằng các tầng, có bố trí sơ bộ đồ nội thất theo nhu cầu của chủ đầu tư.

3. Trình bày phương án thiết kế và giải đáp thắc mắc

Giá trị nhận được từ phương án thiết kế gồm 2 yếu tố chính: Thứ nhất là giá trị về thẩm mỹ, thể hiện qua hình dáng ngoại thất và nội thất. Thứ hai là giá trị sử dụng hay chính là sự hợp lý trong phân chia không gian và bố trí đồ đạc trong công trình. Phương án thiết kế cần thoả mãn sở thích của chủ đầu tư nhưng không được vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế. Chính vì thế mà cần có những trao đổi, làm rõ ý tưởng của kiến trúc sư để không gây hiểu lầm.

Những câu hỏi thường gặp là:

3.1. Phong cách trong thiết kế nhà là gì?

Phong cách trong thiết kế hình thành từ cách tạo dựng nên hình dáng kiến trúc công trìnhc, dựa trên vật liệu và kĩ thuật xây dựng. Theo các giai đoạn lịch sử, phong cách trong thiết kế có 3 nhóm chính:

– Phong cách thiết kế kiến trúc cổ điển:
Bắt nguồn từ các nguyên tắc của kiến trúc Hy Lạp, La Mã tồn tại từ thời Phục Hưng. Đặc điểm để nhận biết là cấu trúc đối xứng, hình dáng khối kiến trúc chú trọng vào chi tiết hoa văn cầu kỳ. Phong cách kiến trúc cổ điển phù hợp với công trình quy mô lớn, cần sự hoàng tráng và sang trọng.

– Phong cách thiết kế kiến trúc tân cổ điển:
Tiếp theo của phong cách kiến trúc cổ điển là trào lưu thiết kế tân cổ điển, bắt đầu từ khoảng thế kỉ 17 đến thế kỉ 19. Dựa trên nền tảng của phong cách cổ điển, phong cách kiến trúc tân cổ điển lược bỏ, đơn giản hoá những chi tiết hoa văn cầu kỳ và phức tạp của phong cách thiết kế cũ. Mặc dù vậy, đôi khi những chi tiết tinh xảo vẫn được giữ lại trong các thiết kế tân cổ điển, chỉ khác là mật độ xuất hiện thấp hơn.

– Phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại:
Xuất hiện vào đầu thế kỉ 20, phong cách thiết kế hiện đại tiếp bước phong cách tân cổ điển, đơn giản và thực dụng hơn nữa. Phong cách hiện đại không còn sử dụng các chi tiết hoa văn cầu kỳ. Thay vào đó là kiểu dáng thẳng và trơn, ưu tiên sự độc đáo, lạ mắt trong hình khối kiến trúc.

3.2. Số tầng bao nhiêu là hợp lý?

Số tầng và chiều cao công trình phụ thuộc 3 yếu tố chính:

Thứ nhất, phụ thuộc vào dạng công trình là nhà ở gia đình như biệt thự, nhà phố hay nhà dịch vụ như khách sạn, nhà hàng…

Thứ hai, phụ thuộc vào quy hoạch chung của khu đô thị, khu vực nơi xây dựng dự án. Trong đó có các quy định về chiều cao tối đa, mật độ xây dựng của các dạng công trình.

Thứ ba, phụ thuộc vào nhu cầu của gia chủ về diện tích sử dụng và số phòng chức năng. Thông thường các thiết kế biệt thự sẽ không quá 5 tầng nổi.

3.3. Mệnh của chủ nhà ảnh hưởng thế nào tới thiết kế?

Ngoài các yếu tố thông thoáng, đối lưu gió và nước, phong thuỷ trong thiết kế nhà của người phương đông còn tính đến tuổi của gia chủ. Một năm sinh sẽ tương ứng là 1 mệnh trạch. Mỗi mệnh trạch sẽ có các hướng tốt nên được lấy để làm hướng chính của nhà. Từ đó bố trí hướng cửa cổng, cửa chính, bếp, bàn thờ và phòng ngủ chính. Như vậy, mệnh trạch của gia chủ theo quan niệm phương đông sẽ ảnh hưởng tới hướng mặt tiền, vị trí cổng, vị trí bếp, bàn thờ và hướng cửa vào phòng ngủ chính.

4. Thực hiện các thay đổi và lựa chọn phương án thiết kế công trình

Việc thay đổi phương án thiết kế gần như là điều không tránh khỏi trong thiết kế nhà. Thay đổi có thể đến từ chủ đầu tư hoặc đến từ chính kiến trúc sư. Do mong muốn thiết kế nhà đẹp và phù hợp hơn. Và dù là thay đổi đến từ đâu thì cũng đều ảnh hưởng tới thời gian và công sức của cả chủ đầu tư lẫn đơn vị thiết kế. Vì vậy, việc thay đổi (nếu có) nên diễn ra trước khi triển khai hồ sơ thiết kế kiến trúc đối với mỗi công trình.

4.1. Những thay đổi thường gặp là:
  • Thay đổi diện tích xây dựng.
  • Thay đổi số tầng xây.
  • Thay đổi số phòng chức năng.
  • Thay đổi vị trí các phòng trong công trình.
  • Thay đổi hướng công trình.
4.2. Lựa chọn phương án thiết kế

Phương án thiết kế được lựa chọn phải thoả mãn đồng thời 2 yếu tố. Đó là đảm bảo yêu cầu thiết kế về kĩ thuật, thẩm mỹ, công năng sử dụng đồng thời thoả mãn các mong muốn của chủ đầu tư.

5. Triển khai hồ sơ thiết kế kiến trúc

Hồ sơ thiết kế kiến trúc hay còn gọi là hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Bao gồm hồ sơ thiết kế các bộ môn là kiến trúc, kết cấu, điện, nước, mạng truyền hình, mạng internet… Tất cả các bộ môn đều có sự ảnh hưởng đến nhau. Một thay đổi từ bản vẽ bất kỳ, có thể khiến tất cả các bản vẽ liên quan phải thay đổi theo.

thiet-ke-tron-goi-biet-thu-tan-co-dien-ha-noi-bt1611

Những bản vẽ cần có trong hồ sơ thiết kế kiến trúc là:

5.1. Các bản vẽ thiết kế kiến trúc
  • Ảnh phối cảnh thể hiện hình dáng, màu sắc ngoại thất ngôi nhà.
  • Mặt đứng thể hiện chi tiết hình dáng mặt tiền, mặt bên và mặt sau nhà.
  • Mặt bằng phân chia không gian các tầng trong nhà.
  • Mặt bằng thể hiện vật liệu sử dụng để phân chia không gian.
  • Mặt bằng bố trí cửa, thể hiện vị trí và các cao độ cửa.
  • Mặt cắt ngang nhà, dọc nhà.
  • Chi tiết thể hiện cầu thang, lan can, vệ sinh…
  • Các bảng thống kê cửa, cầu thang, vệ sinh…
  • Kèm theo các ghi chú chỉ định vật liệu sử dụng.
5.2. Các bản vẽ thiết kế kết cấu
  • Ghi chú chung thể hiện vật liệu sử dụng và quy cách neo, nối cốt thép.
  • Mặt bằng và chi tiết thể hiện kết cấu móng.
  • Mặt bằng và chi tiết thể hiện kết cấu cột, dầm, sàn các tầng.
  • Mặt bằng và chi tiết thể hiện dầm, sàn mái.
  • Chi tiết thể hiện bố trí cốt thép của cầu thang, lanh tô…
  • Các bảng thống kế cốt thép.
5.3. Các bản vẽ thiết kế điện
  • Mặt bằng thể hiện hệ thống điện chiếu sáng.
  • Mặt bằng thể hiện hệ thống ổ cắm.
  • Mặt bằng thể hiện hệ thống điều hoà.
  • Mặt bằng thể hiện hệ thống chống sét.
  • Thêm các sơ đồ, chi tiết và thống kê vật liệu.
5.4. Các bản vẽ thiết kế nước
  • Mặt bằng thể hiện hệ thống cấp nước.
  • Mặt bằng thể hiện hệ thống thoát nước.
  • Thêm các sơ đồ, chi tiết và thống kê vật liệu.
5.5. Các bản vẽ thể hiện hệ thống mạng truyền hình, internet
5.6. Các bản vẽ thể hiện hệ thống camera, chuông
5.7. Các bảng tính dự toán thể hiện toàn bộ chi phí xây dựng nhà

6. Triển khai hồ sơ thiết kế nội thất

Hồ sơ thiết kế nội thất sẽ bao gồm:

  • Các bản vẽ thể hiện bố trí đồ nội thất.
  • Các bản vẽ thể hiện trang trí trần nhà.
  • Các bản vẽ thể hiện trang trí tường trong nhà.
  • Các bản vẽ chi tiết thể hiện đồ nội thất và vật liệu sử dụng.
  • Ảnh phối cảnh thể hiện không gian nội thất.
  • Kèm theo các ghi chú chỉ định vật liệu sử dụng.
  • Thêm các bảng thống kê vật liệu.

thiet-ke-tron-goi-biet-thu-tan-co-dien-ha-noi-bt1611.22

7. Ưu điểm từ việc thực hiện thiết kế công trình trọn gói

Thiết kế trọn gói là dịch vụ mà công ty thiết kế thực hiện cả thiết kế kiến trúc và nội thất. Việc thực hiện thiết kế trọn gói đang được rất nhiều các dự án áp dụng nhờ những ưu điểm sau:

  • Đảm bảo sự đồng nhất về phong cách và thẩm mĩ thiết kế. Do người lên ý tưởng và người thực hiện triển khai hồ sơ quy về 1 mối.
  • Tiết kiệm thời gian thiết kế. Nhờ phương án kiến trúc ban đầu cũng là cơ sở cho thiết kế nội thất và các bộ môn liên quan.
  • Tiết kiệm chi phí so với thực hiện thiết kế từng phần riêng lẻ. Bởi lẽ, nhờ tiết kiệm thời gian mà các công ty sẵn sàng thực hiện ưu đãi về giá thiết kế.
  • Tránh được các sai sót, không khớp. Do đơn vị thiết kế sau hiểu lầm hoặc không nắm rõ các hồ sơ thiết kế đã thực hiện để thi công trước đó.

 

kien-truc-biet-thu-tan-co-dien-3-tang-1-ham-1-ap-mai- 

8. Phần kết

 Ngôi nhà, đối với phần đông các thế hệ người Việt luôn là một phần quan trọng gắn liền cuộc sống hàng ngày. Là nơi nghỉ ngơi mỗi khi mỏi mệt và là nơi tận hưởng những ngày tháng đầm ấm bên gia đình.

 Nhà đẹp, trước tiên cần có thiết kế đảm bảo đáp ứng nhu cầu của gia chủ. Nhưng cũng cần tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, rồi sau đó mới là tính thẩm mỹ thoả mong ước ngắm nhìn.

 Hy vọng quý vị đã có những tham khảo bổ ích. Hãy gọi cho chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.