Khi bạn nghĩ về những tòa nhà được dựng lên bởi các cột chống khổng lồ hay những công trình đồ sộ được xây dựng hoàn toàn bằng đá, nơi đã từng là một trong những bệnh viện, trường học hay trụ sở chính quyền lâu đời nhất tại thủ đô Athens của Hy Lạp, thì chắc chắc khi đó bạn đang nghĩ tới phong cách kiến trúc Tân cổ điển. Nổi lên trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 18, phong trào kiến trúc Tân cổ điển là một sự hồi sinh hoàn toàn của kiến trúc Hy Lạp cổ điển và La Mã cổ đại, với mục tiêu nhằm gợi lên nguồn gốc của nền dân chủ và hình ảnh thời kỳ sơ khai của các đế chế. 

Mục lục

Kiến trúc Tân cổ điển là gì?

Các kiến trúc sư của Hy Lạp cổ đại đã phát triển bộ quy tắc được biết đến với tên gọi là “Ba trật tự” (the Three Orders) để theo dõi, điều chỉnh thiết kế của các công trình thuộc trong phong trào Tân cổ điển. Các tòa nhà được xây dựng theo phong cách Tân cổ điển sẽ đi theo một trong ba phong cách nhánh sau gồm: Doric, Ionic và Corinthian. Cách phân biệt rõ ràng nhất 3 phong cách này là sự khác biệt trong kiểu dáng cột của chúng, bao gồm 3 phần: phần đầu (phía trên), phần trục (giữa) và phần bệ đỡ (phía dưới).

3 phong cách Tân cổ điển
3 phong cách Tân cổ điển

Doric là phong cách đầu tiên trong 3 phong cách được phát triển. Hầu hết quy luật của nó được áp dụng với khu vực bên ngoài của những công trình kiến trúc lớn và công trình công cộng. Những cây cột của tòa nhà được xây dựng theo phong cách Doric nổi tiếng với sự đơn giản và thường không có phần đầu hoặc phần bệ đỡ. Nếu có thì phần đầu và bệ đỡ của chúng chỉ đơn giản là những phiến đá vuông trơn không được trang trí. Phần trục của cột chống theo phong cách Doric sẽ rộng dần về phía dưới và được mài phẳng hoặc khía những đường rãnh.

Theo sau phong cách Doric là Ionic với điểm nhấn là những nét trang trí hoa mỹ được bổ sung thêm vào thiết kế đơn giản ban đầu. Phần đầu của cột chống theo phong cách Doric có hình dáng giống như một cuốn văn bản cổ. Phần trục có khắc rãnh được dựng thẳng hoặc loe dần về phía chân. Phần bệ đỡ trông giống như một chồng đĩa hình tròn được xếp lên nhau.

Phần đầu của cột chống theo phong cách Ionic
Phần đầu của cột chống theo phong cách Ionic
Đền Artemis tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng theo phong cách Ionic
Đền Artemis tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng theo phong cách Ionic

Cuối cùng, phong cách Corinthian là phong cách có sự trang trí công phu nhất và được sử dụng thường xuyên bởi người La Mã cổ đại. Phần đầu của cột chống theo phong cách Corinthian phỏng theo hình một chiếc chuông với họa tiết trang trí đường cuộn, lá cây và những nét chạm khắc tinh xảo. Tương tự như cột Ionic, phần bệ đỡ của cột Corinthian có hình dáng như một chồng đĩa tròn.

Phần đầu của cột chống theo phong cách Corinthian
Phần đầu của cột chống theo phong cách Corinthian
Đền thờ Zeus với phong cách Corinthian
Đền thờ Zeus với phong cách Corinthian

Những công trình theo phong cách Tân cổ điển lấy cột chống làm chủ đạo, với sự nổi bật là phần tiếp nối giữa cột nhà và phần mái nhà, hay còn gọi là phần đầu cột. Cửa ra vào và cửa sổ của kiến trúc Tân cổ điển được trang trí bởi phần trán tường hình tam giác được xây dựng ở bên trên. Các cửa sổ được bố trí cách đều xung quanh tòa nhà với hầu hết đều là cửa treo khung kép. Công trình trong phong trào Tân cổ điển thường thay thế những kiểu cửa sổ thông thường bằng những kiểu cửa sổ được trang trí bắt mắt như kiểu uốn cong, kiểu Palladian hay kiểu Norman Wheel.

Các yếu tố cơ bản của phong cách kiến trúc Tân cổ điển là:

  • 1-2 tầng nhà
  • Sự đối xứng
  • Mái cổng vào
  • Cột chống
  • Trán tường
  • Cửa sổ được bố trí cách đều
  • Cửa treo khung kép
  • Lối đi trước cửa được trang trí công phu
  • Đa dạng các kiểu cửa sổ

Lịch sử của kiến trúc Tân cổ điển

Vào giữa những năm của thế kỷ 18, tàn tích của 2 thành phố La Mã cổ đại là Herculaneum và Pompeii được phát hiện, điều này đã truyền cảm hứng cho những nghệ sĩ hướng các tác phẩm của họ về thế giới cổ đại. Những lý tưởng với tính thẩm mỹ cao của Hy Lạp và La Mã cổ đại có thể được tìm thấy ở trong các tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ và các hình thức nghệ thuật đương thời, tuy nhiên sự ảnh hưởng sâu sắc nhất của sự phát hiện này là làm thay đổi phong cách kiến trúc.

Những kiến trúc sư của thế kỷ 18 bị thu hút bởi những lý tưởng của kiến trúc cổ điển không chỉ bởi vì tính thẩm mỹ mà còn bởi lý do chính trị. Sau khi Hoa Kỳ giành được độc lập từ tay Anh, những người sáng lập đầu tiên đã thiết lập bộ máy chính quyền dựa trên hiến pháp của chính phủ Hy Lạp và La Mã cổ đại, đồng thời áp dụng phong cách Tân cổ điển cho thiết kế của các tòa nhà chính phủ để thể hiện nguồn gốc của nền dân chủ. Đây cũng là cơ sở tương tự mà các kiến trúc sư ở Châu Âu sử dụng trong cuộc Cách mạng Pháp, đó là lý do tại sao các tòa nhà thuộc phong cách Tân cổ điển có thể được tìm thấy tại khắp mọi nơi ở nước Pháp.

Các biến thể của kiến trúc Tân cổ điển

Có ba biến thể chính của kiến trúc Tân cổ điển: Hình khối cổ điển, Đền thờ và Palladian.

Những tòa nhà với kiến trúc hình khối cổ điển có diện tích mặt bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật, mái bằng và những ngoại thất được trang trí chi tiết theo phong cách cổ điển. Phía bên ngoài của tòa nhà sẽ được chia thành nhiều cấp độ, mỗi cấp độ biểu thị một loại hoa văn hình sóng và cột nối tiếp nhau tạo nên một hình vẻ ngoài giống như những hình khối

Những công trình đền thờ theo phong cách Tân cổ điển được lấy cảm hứng từ những ngôi đền cổ xưa của Hy Lạp và Rome. Đa số những công trình này có những đường thẳng và cột liên tiếp xung quanh chúng.

Tòa nhà kiểu Palladian được truyền cảm hứng bởi những công trình của kiến trúc sư lỗi lạc người Ý Andrea Palladio trong khoảng thời gian thế kỷ 16. Ông chịu ảnh hưởng của những công trình công cộng đồ sộ của đế chế La Mã và đã áp dụng phong cách này cho những căn biệt thự. Một trong những chi tiết nổi tiếng nhất của công trình theo phong cách Palladian là một cửa sổ rộng với phần vòm ở giữa và hai hình chữ nhật hẹp ở hai bên.

Đánh giá

Nội dung liên quan

22bt03-biet-thu-2-tang-1-tum-1
Thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2203 ở Thạch Thất, Hà Nội
22bt02-2-biet-thu-3-tang-1
Thiết kế kiến trúc biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2202 ở Văn Phú, Hà Đông
04
Thiết kế biệt thự lâu đài cổ điển 3 tầng 1 tum tại Ba Vì - BT2201
Phối cảnh mặt tiền 1
Thiết kế trọn gói biệt thự tân cổ điển BT02115 Vĩnh Yên
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-bt02104.3.jpg
Thiết kế kiến trúc biệt thự dinh thự cổ điển 3 tầng BT02104 Hạ Long
Phối cảnh biệt thự chính diện
Thiết kế kiến trúc biệt thự tân cổ điển BT2104
Toàn cảnh biệt thự nhìn từ chính diện chếch trái
Thiết kế kiến trúc biệt thự hiện đại 3 tầng 300m2 BT02107B – Cẩm Phả
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-300m2-bt02117.3
Thiết kế kiến trúc biệt thự cổ điển 3 tầng 300m2 BT02117 Phú Thọ

Yêu cầu gọi lại