Vật liệu xây dựng là một trong những khâu quan trọng khi xây nhà. Nếu có thể tính toán đúng số lượng và dự trù kinh phí cần thiết cho số sắt cần dùng, bạn vừa có được một ngôi nhà như ý, vừa tránh việc tồn đọng nguyên vật liệu không đáng có.

Vậy có những cách nào để đong đếm được lượng sắt cần dùng cho việc xây một ngôi nhà 100m2? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm về xây nhà 100m2 cần bao nhiêu sắt để bạn tham khảo nhé.

Tại sao bạn cần dự trù số sắt cần dùng?

Cùng với thép, sắt là một nguyên vật liệu rất quan trọng khi đây là thành phần của hỗn hợp bê tông – cốt – thép cấu tạo nên các bộ phận “xương sống” của ngôi nhà như móng, cột nhà,… Khi bạn có thể dự tính được đúng khối lượng sắt vừa đủ cho việc thi công xây dựng nhà, bạn có thể đặt mua đúng số lượng trên và dùng hết số sắt đó (nếu dự tính của bạn đủ chính xác) và tránh gây lãng phí, thất thoát vật liệu. Bên cạnh đó, điều này còn giúp bạn có thể chuẩn bị trước về tài chính, phần nào kiểm soát được kinh phí bỏ ra để xây nhà.

Hơn nữa, khi nghiên cứu khối lượng sắt cần mua, bạn đồng thời cũng sẽ tìm hiểu độ dày và bền cần thiết của các kết cấu, thành phần trong ngôi nhà. Điều quan trọng khi xây nhà là hiểu về ngôi nhà của mình càng rõ càng tốt,  việc dự trù trước lượng sắt cần thiết sẽ giúp bạn hiểu và đảm bảo chất lượng và độ bền trong các kết cấu của ngôi nhà.

xay-nha-100-m2-can-bao-nhieu-sat
Cần chú ý đến việc tính toán và lựa chọn sắt

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dự trù nguyên vật liệu chuẩn xác, đặc biệt là sắt. Nghiêm trọng hơn là do thiếu tìm hiểu mà chọn phải nhà thầu kém chất lượng, dẫn đến những hậu quả không đáng có với ngôi nhà, chẳng hạn như:

Chất lượng ngôi nhà không được bảo đảm: Để tối đa hoá lợi nhuận, nhiều đơn vị thi công cố ý sử dụng sai loại vật liệu xây dựng hoặc chọn các loại có chất lượng kém, làm giảm độ bền tỉnh thẩm mỹ của ngôi nhà, thậm chí đe dọa đến an toàn của gia đình bạn.

Ngoài ra, còn có một số đơn vị liên tục làm phát sinh thêm các khoản chi phí cho chủ nhà nhằm bù đắp vào phần chi phí thâm hụt họ đã bỏ ra, khiến khách hàng thêm tốn kém và giảm chất lượng công trình.

Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng việc tìm hiểu kĩ về lượng sắt là rất quan trọng, không chỉ giúp bạn có thể dự trù được chi phí, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của nhà mà còn tránh được những rủi ro đến từ các nhà thầu, đơn vị thi công,… Vậy phải tính lượng sắt khi xây nhà 100m2 như thế nào cho đúng?

Xem thêm: Chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền?

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng sắt khi xây nhà 100m2

Kiến trúc ngôi nhà

Kiến trúc xây dựng của ngôi nhà là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về lượng sắt cần dùng khi xây nhà 100m2. Trong trường hợp bạn muốn có ngôi nhà 100m2 một tầng với độ lún nền thấp, bạn có thể giảm chi phí và số sắt dành cho việc xây móng nhà. Ngược lại, nếu bạn muốn xây thêm một tầng thì móng nhà sẽ chịu tải trọng lớn hơn, vì vậy cần tăng số sắt lên để gia cố móng nhà. Lượng sắt cần dùng cho nhà hai tầng thậm chí có thể gấp đôi lượng dùng cho nhà một tầng. Móng nhà cũng cần được xây đắp cẩn thận, gia cố kỹ càng.

xay-nha-100-m2-can-bao-nhieu-sat
Dựa vào kiến trúc ngôi nhà để ước tính lượng sắt cần dùng

Dưới đây là một vài thông số về lượng sắt dùng cho các kết cấu mà bạn có thể tham khảo cho nhà hai tầng:

  • Móng nhà: 120 kg/m3
  • Dầm: 180 – 200 kg/ m3
  • Cột: 220 – 240 kg/ m3

Trong quá trình xây dựng, bạn cũng cần tuân thủ các quy định về gia công, xây đắp để đảm bảo độ bền của các kết cấu, tuyệt đối không cắt xén nguyên vật liệu đặc biệt là những vật liệu quan trọng như sắt, thép để tránh hậu quả nhà ở bị xuống cấp nhanh chóng, giảm tuổi thọ và độ an toàn.

Kiểu mái sử dụng

Với sự đa dạng của các thiết kế kiến trúc ngày nay, có rất nhiều kiểu mái để bạn lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Một kiểu mái phù hợp không chỉ có tác dụng che chở, bảo vệ gia đình bạn mà còn tăng tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà. Lựa chọn kiểu mái nhà nào tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình hoặc dựa trên kiểu dáng nhà họ muốn xây dựng. Chẳng hạn như mái lợp ngói thường được sử dụng cho nhà kiểu Thái hoặc những ngôi nhà có phong cách cổ điển.

Nếu chọn mái bê tông, bạn cần đổ trần và xây trụ chờ. Ưu điểm mái bê tông là rất bền, chi phí vừa phải, cách nhiệt chống nóng tốt và thời gian thi công tương đối nhanh nên thường được các gia đình có dự định ở lâu dài hay tăng diện tích nhà ở lựa chọn.

Mái lợp tôn có ưu điểm là chi phí rẻ do cách thi công đơn giản, vật tư rẻ và đa dạng (nhiều loại tôn như tôn nhựa, tôn lạnh, tôn cán sóng), ống gang dễ thay thế và sửa chữa. Hơn nữa, nếu mái tôn bị thấm, dột sẽ dễ phát hiện và xử lý. Nhược điểm của mái tôn là độ bền và khả năng chịu nhiệt kém hơn các loại khác. Tuy vậy, đây vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các gia đình.

xay-nha-100-m2-can-bao-nhieu-sat
Mái lợp tôn có nhiều ưu điểm đáng kể và không tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu

Tóm lại, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cho sắt thép nếu bạn lựa chọn làm mái tôn hoặc mái ngói. Những loại như mái bê tông thì yêu cầu tăng lượng bê tông (cốt sắt) và gia cố kỹ hơn.

Công năng

Sức chịu lực của bê tông tốt nhưng lại không bền. Muốn kết cấu ngôi nhà vững chãi thì bạn cần tăng thêm phần cốt sắt khi đổ bê tông để tăng khả năng chịu lực, chịu lún cho ngôi nhà có tuổi thọ cao hơn. Tuỳ theo công năng bạn mong muốn, bạn có thể quyết định xây nhà 100m2 cần bao nhiêu sắt.

Dưới đây là một vài con số bạn có thể tham khảo cho các kết cấu tiện ích trong ngôi nhà

  • Vách: 140 – 160 kg/ m3.
  • Cầu thang: 130 – 150 kg/ m3.
  • Sàn nhà: 130 – 160 kg/ m3.
  • Lanh tô và sê nô: 90 – 120 kg/m3.

Những con số trên chỉ mang tính chất tham khảo, áng chừng. Nếu bạn muốn có một đáp án chính xác, phù hợp về lượng sắt mình cần dùng, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn, tìm hiểu thông số cần thiết từ vài nhà đầu tư, chuyên gia xây dựng. Những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cao sẽ cho bạn biết cách tối ưu hoá khối lượng sắt cho căn nhà của bạn.

Vị trí

Vị trí của mặt bằng xây dựng ngôi nhà cũng là một trong những yếu tố tác động lên tính toán về chi phí sắt của bạn. Nếu mặt bằng này gần nguồn cung cấp và có vị trí, cơ sở vật chất đường xá ổn định, may mắn là bạn có thể giảm bớt chi phí thuê vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu.

Điều kiện địa lý của mặt bằng xây căn nhà cũng đóng vai trò quyết định mức giá bạn cần bỏ ra cho việc mua sắm nguyên vật liệu nói chung và sắt nói riêng. Nếu nền đất của mặt bằng đó yếu thì chúng ta cần gia cố nền móng tốt hơn để tránh lún, nghiêng cột, móng nhà hay nứt tường. Van công nghiệp

Nguồn cung nguyên vật liệu

xay-nha-100-m2-can bao-nhieu-sat
Nguồn cung nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng quyết định chi phí

Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến khoản chi phí bạn phải bỏ ra cho việc xây dựng. Lựa chọn nguồn cung không chỉ cần xem xét trên mặt giá cả mà còn phải cân nhắc về chất lượng, khả năng cung ứng,… Đây là một khâu khá “đau đầu”, vậy nên chúng tôi có hai đề xuất về phương thức cung ứng nguyên vật liệu cho bạn như sau:

  • Ký hợp đồng với nhà thầu trọn gói: Nếu bạn cảm thấy bản thân chưa đủ khả năng để tìm được nguồn nguyên vật liệu uy tín, chất lượng thì bạn có thể cân nhắc ký hợp đồng với các nhà thầu. Khi đó, việc bạn cần làm chỉ là ký hợp đồng và giám sát quá trình, sau đó nhận chìa khoá từ tay nhà thầu. Các khâu như lựa chọn và vận chuyển nguyên vật liệu, xây đắp,… đều sẽ do nhà thầu phụ trách. 
  • Tự mình chuẩn bị vật liệu: Lúc này quyền lựa chọn nguồn cung ứng nằm trong tay bạn. Chọn nguồn nào, vận chuyển ra sao, xây dựng thế nào đều sẽ do bạn cân nhắc, quyết định và giám sát. Phương pháp này sẽ tốn ít chi phí nhưng mất nhiều công sức và thời gian hơn cách ký hợp đồng với nhà thầu. Tuỳ vào khả năng và nhu cầu cá nhân mà bạn hãy lựa chọn phương thức phù hợp cho kế hoạch của mình nhé!

Tham khảo dự trù lượng sắt cần cho xây nhà 100 m2

Vị trí Khối lượng sắt thép cần dùng
Phi < 10 Phi 10 – 18 Phi > 18
Móng cột 20 kg 50 kg 30 kg
Dầm móng 25 kg 120 kg
Cột 30 kg 60 kg 75 kg
Dầm 30 kg 85 kg 50 kg
Sàn 90 kg
Lanh tô 80 kg
Cầu thang 75 kg 45 kg

 

Một số lưu ý khi tính toán, chọn lựa sắt

Nên tìm hiểu thông tin về vị trí xây dựng, chỉ số tính toán

Các tính toán về khối lượng sắt liên quan mật thiết đến vị trí xây dựng và các chỉ số đặc trưng. Việc này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu trước về đặc điểm của vị trí xây và các chỉ số để có thể nắm được cách tính chuẩn xác nhất cho mình (móng, cột nhà là gì, cần bao nhiêu sắt là đủ để xây;  phi là gì, đo và tính phi như thế nào,…?)

Khi bạn càng có nhiều hiểu biết về mảng xây dựng và các chỉ số thì việc tính toán của bạn sẽ dễ dàng và chuẩn xác hơn.

xay-nha-100-m2-can-bao-nhieu-sat
Hãy tìm hiểu về xây dựng và các chỉ số đặc thù của ngành

Nên tham khảo các kiến trúc sư, chuyên gia có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch và giám sát các công trình xây dựng thì việc tham khảo từ những người có chuyên môn thực tế là quyết định sáng suốt. 

Tham khảo trên mạng sẽ cho bạn nguồn kiến thức phong phú nhưng nếu để áp dụng vào một trường hợp thực tế như một công trình của riêng bạn thì các kiến thức này chỉ là nền tảng có tính chất tương đối. Các kiến trúc sư, chuyên gia sẽ lắng nghe yêu cầu của bạn, căn cứ vào tình hình thực tế mà cho bạn những phương pháp thiết thực, đáp án chuẩn xác hơn cả.

Luôn chuẩn bị sẵn phương án dự phòng

Ngay cả các chuyên gia đầu ngành cũng không thể đảm bảo kết quả tính toán hay những dự trù của họ đạt độ chính xác đến 100%, nhất là trong những công trình xây dựng thực tế – thứ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố. Vì thế, bạn cần chuẩn bị cho mình một hoặc nhiều hơn phương án dự phòng. Chẳng hạn như để dành ra một khoản chi cho những trường hợp phát sinh để bổ sung khi cần thiết. 

Nếu bạn là một người cầu toàn, mong muốn quá trình thi công tổ ấm tương lai của mình sẽ không gặp trắc trở, hãy xây dựng một kế hoạch cụ thể, chi tiết và bao quát nhất có thể. Trong đó bạn nên đề cập đến dự trù rủi ro. Như vậy mới có thể hạn chế tối đa phát sinh không mong muốn hay sai sót trong quá trình thi công thực tế.

Không chỉ riêng sắt, để tính toán chuẩn xác nhất có thể các khoản và số lượng vật liệu cần dùng trong việc xây nhà, bạn nên tham khảo một cách có chọn lọc từ nhiều nguồn, từ người quen, bạn bè hay các chuyên gia trong ngành hay đơn vị thi công ngôi nhà của bạn. Mong rằng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin hữu ích và giúp đỡ bạn phần nào trong việc trả lời câu hỏi Xây nhà 100 m2 thì cần bao nhiêu sắt?

Xem thêm:

[Kinh nghiệm] Xây nhà cấp 4 chỉ với 60 triệu đơn giản, đầy đủ

Cách mượn tuổi làm nhà mang lại tài lộc cho gia đình

5/5 - (1 vote)

Nội dung liên quan

22bt03-biet-thu-2-tang-1-tum-1
Thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2203 ở Thạch Thất, Hà Nội
22bt02-2-biet-thu-3-tang-1
Thiết kế kiến trúc biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2202 ở Văn Phú, Hà Đông
04
Thiết kế biệt thự lâu đài cổ điển 3 tầng 1 tum tại Ba Vì - BT2201
Phối cảnh mặt tiền 1
Thiết kế trọn gói biệt thự tân cổ điển BT02115 Vĩnh Yên
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-bt02104.3.jpg
Thiết kế kiến trúc biệt thự dinh thự cổ điển 3 tầng BT02104 Hạ Long
Phối cảnh biệt thự chính diện
Thiết kế kiến trúc biệt thự tân cổ điển BT2104
Toàn cảnh biệt thự nhìn từ chính diện chếch trái
Thiết kế kiến trúc biệt thự hiện đại 3 tầng 300m2 BT02107B – Cẩm Phả
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-300m2-bt02117.3
Thiết kế kiến trúc biệt thự cổ điển 3 tầng 300m2 BT02117 Phú Thọ

Yêu cầu gọi lại