Mục lục

Biệt thự là dạng nhà ở biệt lập, với thiết kế sang trọng và đầy đủ các tiện ích đang được nhiều người ưa chuộng. Đây là một trong những loại hình kiến trúc dành cho giới thượng lưu, vì vậy thiết kế kiến trúc từ tổng thể bên ngoài đến nội thất bên trong đều cần được trau chuốt và đảm bảo tiêu chuẩn thẩm mỹ. Để tạo nên một căn biệt thự cao cấp hoàn chỉnh, có những quy chuẩn và tiêu chí thiết kế các không gian bạn không thể không ghi nhớ. Vậy 6 tiêu chuẩn đó là gì? Cùng Hoàng Gia Group khám phá ngay trong bài viết dưới đây!

Quy chuẩn thiết kế kiến trúc biệt thự

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại biệt thự phổ biến như biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự sinh thái,… Dù mỗi kiểu thiết kế biệt thự có một đặc trưng riêng, tuy nhiên, tất cả các loại hình đều phải tuân thủ các quy chuẩn chung về quy mô và kết cấu.

Biệt thự hiện đại 3 tầng

Quy chuẩn về quy mô biệt thự

Đa phần các biệt thự tại Việt Nam thường được xây dựng ở các khu vực ngoại thành, nơi có không gian rộng rãi, phong cảnh gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu của gia chủ mà biệt thự cũng có thể được xây dựng trong khu vực nội thành, với diện tích đất sử dụng nhỏ hơn và ít tiện ích hơn. Về quy chuẩn quy mô, diện tích đất xây dựng của biệt thự thường từ 120m2 trở lên, mặt tiền biệt thự phải lớn hơn 10m. Trong đó, kiểu biệt thự biệt lập hoặc biệt thự song lập thường có diện tích đất khuôn viên nằm trong khoảng từ 350 m2 đến 500 m2.

Quy chuẩn về kết cấu biệt thự

Một căn biệt thự cần có kết cấu cơ bản bao gồm sân vườn, hàng rào và lối ra vào riêng biệt. Tùy vào loại hình biệt thự và nhu cầu sử dụng mà các biệt thự có thể thiết kế thêm các kết cấu riêng biệt. Về quy chuẩn kết cấu chung, biệt thự cần có số tầng chính không quá 3 tầng, diện tích tối thiểu của biệt thự không được vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất và có ít nhất 3 mặt trông ra sân hoặc vườn.

6 tiêu chí thiết kế biệt thự

Về tổng thể,mỗi biệt thự sẽ bao gồm 2 không gian chính gồm không gian công cộng và không gian riêng tư. Trong đó, không gian công cộng sẽ gồm 5 khu vực là sảnh, phòng khách, phòng bếp, phòng ăn và phòng sinh hoạt chung. Còn không gian riêng tư sẽ bao gồm khu vực phòng ngủ. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính mà gia chủ có thể thiết kế thêm không gian tập thể dục, phòng làm việc,… Mỗi không gian cần những lưu ý riêng về cách bố trí, thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất.

Không gian phòng làm việc trong biệt thự

Tiêu chí thiết kế sảnh biệt thự

Sảnh biệt thự là nơi đầu tiên khách tiến vào biệt thự được đón tiếp. Không gian sảnh rộng rãi được thiết kế chỉn chu sẽ tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp, đồng thời tăng sự sang trọng, đẳng cấp cho căn biệt thự. Về thiết kế kiến trúc, diện tích khu vực sảnh sẽ được quyết định tùy thuộc vào diện tích khu vực nhà ở của căn biệt thự. Thông thường, diện tích sảnh biệt thự sẽ được thiết kế dao động từ 6 đến 10m2 nhằm đảm bảo sự hài hòa, ấm cúng cho gia đình. Về thiết kế nội thất, sảnh biệt thự không cần bày trí quá cầu kỳ mà ưu tiên hình thức đối xứng, tạo không gian thoáng và tổng thể ngôi nhà cân đối.

Khu vực sảnh biệt thự

Tiêu chí thiết kế phòng khách biệt thự

Phòng khách biệt thự cần đảm bảo yếu tố lịch sự, sang trọng và thoải mái, vì đây là không gian chính tiếp đón khách của gia đình. Phòng khách sẽ được bố trí kế bên khu vực sảnh, đảm bảo tính thuận tiện trong quá trình sử dụng. Về thiết kế kiến trúc, diện tích tiêu chuẩn cho không gian phòng khách thường khoảng từ 20 – 25m2 đối với biệt thự nhỏ,  25 – 30m2 đối với biệt thự thường và từ 30m2 trở lên đối với biệt thự có quy mô lớn. View phòng khách có thể hướng ra vườn để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Về thiết kế nội thất, phòng khách nên có phong cách thiết kế đồng nhất với cả căn nhà. Đồng thời, trong không gian này không nên bày trí quá nhiều đồ vật trang trí gây rối mắt mà nên ưu tiên những vật dụng đơn giản, thể hiện đẳng cấp gia chủ như các tác phẩm nghệ thuật, kệ trưng bày,…

Khu vực phòng khách biệt thự

Tiêu chí thiết kế phòng bếp

Phòng bếp của biệt thự có thể được đặt ở một khu riêng, nối với phòng ăn và phòng khách để tránh tạo mùi trong nhà nhưng vẫn đảm bảo tính thuận tiện khi sinh hoạt. Về thiết kế kiến trúc, phòng bếp biệt thự có thể thiết kế dạng chữ U hoặc chữ L, ưu tiên khả năng thoáng khí để không gian không ám mùi khi nấu nướng. Gia chủ có thể tham khảo các quy tắc thiết về về tam giác hình học để thuận tiện cho việc sử dụng.  Về thiết kế nội thất, phòng bếp cần có đầy đủ các vật dụng cơ bản như bếp ga, tủ lạnh, bồn rửa,… Ngoài ra, tùy vào nhu cầu sử dụng mà chủ nhà có thể thiết kế thêm kho chứa đồ, bàn sơ chế hay khu vực tủ bát riêng biệt.

Khu vực phòng bếp biệt thự

Tiêu chí thiết kế phòng ăn

Không gian phòng ăn có thể tách riêng hoặc ghép chung trong cùng không gian với phòng bếp. Nếu tách riêng, hai khu vực này cũng sẽ không cách nhau quá xa để đảm bảo tính tiện lợi trong sinh hoạt. Về thiết kế kiến trúc, phòng ăn nên có không gian mở, tạo sự thoải mái khi dùng bữa cho cả gia đình. Gia chủ có thể bố trí view phòng ăn nhìn ra phong cảnh bên ngoài để mở rộng không gian, giúp phòng ăn trở nên thoáng đãng hơn. Về thiết kế nội thất, khu vực phòng ăn sẽ có nội thất chính gồm bàn ăn cỡ lớn, phù hợp khi cả gia đình dùng bữa và cả khi có thêm khách mời. Trong phòng ăn có thể bày thêm kệ rượu, lọ hoa,… để trang trí thêm phần bắt mắt. 

Khu vực phòng ăn biệt thự

Tiêu chí thiết kế phòng sinh hoạt chung

Phòng sinh hoạt chung là nơi cả gia đình giải trí, đọc sách và chia sẻ những câu chuyện thường nhật. Tùy vào nhu cầu sử dụng và số thành viên trong gia đình mà khu vực này có thể được lược bỏ hoặc kết hợp với phòng khách. Về thiết kế kiến trúc, không gian sinh hoạt chung không nhất thiết phải quá lớn, thường chỉ cần 20 – 25m2 để tạo cảm giác ấm cúng. Về thiết kế nội thất, gia chủ có thể thiết kế đơn giản với thảm lông, ghế lười và các phương tiện giải trí như TV, máy chơi game, tủ sách,…

Tiêu chí thiết kế phòng ngủ

Phòng ngủ của biệt thự thường được chia thành phòng ngủ chính và phòng ngủ phụ. Trong đó, phòng ngủ chính là nơi có vị trí đắc địa nhất, thuộc về chủ nhân căn biệt thự. Còn phòng ngủ phụ sẽ được bố trí ở khu vực riêng, thường là nơi ở của con cái hoặc dành cho khách đến chơi nhà.

Khu vực phòng ngủ chính

Về thiết kế kiến trúc, phòng ngủ chính thường có diện tích từ 25-36m2 hoặc lớn hơn tùy vào kiến trúc ngôi nhà với không gian khép kín đầy đủ phòng thay đồ, nhà vệ sinh và góc view lớn để đón ánh sáng mặt trời. Phòng ngủ phụ sẽ có diện tích nhỏ hơn, chỉ khoảng dưới 18m2, có thể khép kín hoặc không và không yêu cầu quá cao về view cửa sổ.

Khu vực phòng ngủ phụ

Về thiết kế nội thất, phòng ngủ chính sẽ được bày trí cầu kỳ nhất với các tiện ích như sofa, TV, hoặc các kệ trang trí. Còn phòng ngủ phụ sẽ đơn giản hơn tùy theo nhu cầu của chủ nhân căn phòng. Trên đây là những quy chuẩn và tiêu chí thiết kế biệt thự bạn cần biết để xây dựng căn biệt thự phù hợp với nhu cầu của mình. Để có một thiết kế biệt thự hoàn chỉnh nhất, hãy liên hệ với Hoàng Gia Group để được hỗ trợ bởi các chuyên gia.  
5/5 - (1 vote)

Nội dung liên quan

22bt03-biet-thu-2-tang-1-tum-1
Thiết kế biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2203 ở Thạch Thất, Hà Nội
22bt02-2-biet-thu-3-tang-1
Thiết kế kiến trúc biệt thự 3 tầng tân cổ điển BT2202 ở Văn Phú, Hà Đông
04
Thiết kế biệt thự lâu đài cổ điển 3 tầng 1 tum tại Ba Vì - BT2201
Phối cảnh mặt tiền 1
Thiết kế trọn gói biệt thự tân cổ điển BT02115 Vĩnh Yên
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-bt02104.3.jpg
Thiết kế kiến trúc biệt thự dinh thự cổ điển 3 tầng BT02104 Hạ Long
Phối cảnh biệt thự chính diện
Thiết kế kiến trúc biệt thự tân cổ điển BT2104
Toàn cảnh biệt thự nhìn từ chính diện chếch trái
Thiết kế kiến trúc biệt thự hiện đại 3 tầng 300m2 BT02107B – Cẩm Phả
thiet-ke-kien-truc-biet-thu-co-dien-3-tang-300m2-bt02117.3
Thiết kế kiến trúc biệt thự cổ điển 3 tầng 300m2 BT02117 Phú Thọ

Yêu cầu gọi lại